Ý nghĩa ngày Tết Trung thu? Cách chuẩn bị mâm cỗ mới nhất 2024

Tết Trung thu là một trong những dịp lễ cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để để thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon mà còn là cơ hội để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, cùng nhau ngắm trăng, ăn bánh, thưởng trà và tham gia nhiều hoạt động thú vị như: phá cỗ, rước đèn, xem múa lân,... Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đến với hành trình khám phá nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, đồng thời chia sẻ cách chuẩn bị mâm cỗ mới nhất cho năm 2024. Hãy khám phá ngay nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm (thường là tháng 9 theo dương lịch). Đây là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian của nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. 

Nguồn gốc

Có thể nói, Tết Trung thu là một nét đẹp văn hóa đã ăn sâu vào tâm thức người Việt từ thời xa xưa. Hình ảnh lễ hội này thậm chí còn được khắc họa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, một trong những báu vật quốc gia. Văn bia chùa Đọi từ năm 1121 cũng ghi lại những hoạt động náo nhiệt của lễ hội Trung thu từ thời nhà Lý, với các trò chơi dân gian như đua thuyền, múa rối nước và rước đèn được tổ chức tại kinh thành Thăng Long.

Nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam gắn liền với sự tích Hằng Nga và chú Cuội
Nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam gắn liền với sự tích Hằng Nga và chú Cuội

Bên cạnh đó, nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam còn gắn liền với sự tích Hằng Nga và chú Cuội. Tương truyền, có một nàng tiên tên Hằng Nga ở trên trời rất xinh đẹp, cai quản cả vầng trăng. Hằng Nga rất yêu trẻ con nên mong ước của nàng là một lần được xuống trần gian chơi với các em nhỏ, nhưng do quy định nên không được phép.

Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào dịp Rằm tháng 8 có trăng tròn nhất, ai làm bánh ngon và đẹp, lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng, khiến các tiên nữ trên thiên đình ai nấy đều háo hức. Hằng Nga cũng không ngoại lệ, nàng rất thích thú và tham gia ngay. Khi xuống nhân gian tham khảo thì nàng gặp được Cuội - chàng hay nói dóc, thường tụ họp nhiều trẻ em trong làng vào mỗi tối để kể chuyện tầm phào.

Ngoài việc hay nói dóc thì Cuội rất giỏi nấu ăn, hay làm bánh cho những đứa trẻ ăn nên Cuội rất được trẻ em yêu quý. Thấy vậy, Hằng Nga mới mở lời nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh đặc biệt. Cuội đã sáng kiến, làm ra loại bánh nướng với nhiều nguyên liệu như: trứng, mè, thịt, lạp xưởng, hạt sen,...

Cuối cùng, thành phẩm những chiếc bánh thơm phức ra lò, những đứa trẻ ăn đều khen ngon. Khi đến thời hạn trở lại thiên đình, Hằng Nga đã đem loại bánh trên để dự thi, từ biệt chàng Cuội tài năng, tốt bụng.

Nhưng vì Cuội không nỡ xa Hằng Nga nên đã nắm chặt tay nàng và một điều bất ngờ xảy ra là chàng đã bị kéo lên cung trăng. Trong khi đó, Hằng Nga cũng giành giải với món bánh chưa được đặt tên, được Ngọc Hoàng sau đó đặt là bánh Trung thu và ban cho nàng một điều ước như đã hứa.

Nàng đã ước rằng, mỗi dịp ngày Rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuống nhân gian vui đùa, chơi với các em nhỏ. Điều ước được chấp thuận, từ đó Ngọc Hoàng cũng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là "Tết Trung thu", cái tên tết Đoàn viên, tết Thiếu nhi cũng theo đó mà ra đời. 

Ý nghĩa

Tết Trung thu ở Việt Nam có nhiều tên gọi với nhiều ý nghĩa khác nhau:

  • Tết Trông trăng: Có vẻ đây là tên gọi ít được sử dụng ở các thành phố lớn bởi tên gọi này được dùng để nói về hoạt động ngắm trăng ở những vùng quê, nơi ánh trăng có thể được nhìn thấy từ bất kỳ chỗ nào.

  • Tết Thiếu nhi: Cũng giống với ngày Quốc tế Thiếu nhi (1 tháng 6), tết Trung thu cũng là một dịp để trẻ em được thỏa sức vui chơi phá cỗ, rước đèn lồng,...

  • Tết Trung thu: Ngày Tết giữa mùa thu.

  • Rằm tháng Tám: Chỉ ngày rằm tháng 8 âm lịch, là thời điểm diễn ra lễ hội.

  • Tết Đoàn viên: Ngày đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, cùng nhau quây quần bên mâm cỗ, ngắm trăng, thưởng thức bánh trà và cùng trò chuyện chia sẻ niềm vui.

Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau
Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau

Tết Trung thu không chỉ là dịp để thưởng thức bánh trung thu mà còn là dịp để mọi người cùng nhau tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí. Những chiếc đèn lồng đủ màu sắc rực rỡ, những điệu múa lân uyển chuyển, tiếng trống hội náo nhiệt đã tạo nên một không khí tưng bừng, nhộn nhịp. Các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, kéo co, nhảy dây cũng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, đặc biệt là các em nhỏ.

Dù mang ý nghĩa nào, Tết Trung thu vẫn là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam, cần được giữ gìn và lan toả!

Hướng dẫn chuẩn bị mâm quả Tết Trung thu 2024

Vào ngày rằm tháng tám hằng năm, người dân Việt Nam thường làm lễ cúng trăng và cúng gia tiên. Việc chuẩn bị mâm quả Tết Trung thu không chỉ thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên và những người đã đi trước, mà còn tượng trưng cho sự đoàn kết gia đình. Quanh mâm cỗ, không gian ấm cúng sẽ là nơi để gia đình sum vầy, chia sẻ niềm vui và ngồi hàn huyên lại chuyện cũ. Có thể thấy, mâm cỗ trong dịp Tết Đoàn viên còn là sự mong cầu thịnh vượng, may mắn và tài lộc cho các thành viên trong gia đình.

Mâm quả Tết Trung thu đơn giản thường bao gồm 5 loại quả, với màu sắc đa dạng tượng trưng cho ngũ hành và thể hiện mong ước về sự an lành, may mắn, thịnh vượng. Tuỳ theo phong tục mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm quả khác nhau, cụ thể:

  • Miền Bắc: Mâm quả thường được trang trí đơn giản nhưng không kém phần tinh tế với những loại quả quen thuộc như chuối, đào, bưởi, quýt, hồng. Nải chuối đặt chính giữa tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, còn các loại quả khác mang đến những ý nghĩa khác nhau về tài lộc, may mắn và sức khỏe.

  • Miền Trung: Mâm quả Trung thu miền Trung thường có sự kết hợp hài hòa giữa các loại quả như mãng cầu, xoài, đu đủ, sung, chuối. Sự đa dạng của các loại quả này không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn thể hiện sự phong phú của đất trời.

  • Miền Nam: Người miền Nam thường bày trí mâm ngũ quả Trung thu cầu kỳ và đa dạng hơn với nhiều loại quả đặc trưng như sung, xoài, dừa, mãng cầu, đu đủ. Người dân miền Nam tin rằng, mâm quả càng đầy đủ thì cuộc sống càng sung túc và hạnh phúc.trong 3 miền với nhiều loại quả khác nhau như: sung, xoài, dừa, mãng cầu, đu đủ… với mong muốn cầu nguyện về sự sung túc, đầy đủ.

Mâm cỗ quả là yếu tố không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu
Mâm cỗ quả là yếu tố không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu

Khi chuẩn bị mâm ngũ quả Tết Trung thu, bạn cần lưu ý: 

  • Lựa chọn trái chín, đẹp.

  • Không bày các loại thực phẩm khác lên.

  • Rửa trái cây sạch sẽ và để ráo nước trước khi bày để tránh bị úng, hỏng và mốc.

  • Không nên chọn những loại quả có gai hoặc có mùi hắc.

Mẫu tạo hình mâm ngũ quả Trung thu đơn giản mà đẹp

Dưới đây là một số mẫu tạo hình mâm ngũ quả đẹp và dễ thực hiện. Cùng tham khảo để có một mâm cỗ ấn tượng cho mùa trăng sắp tới nhé!

Tạo chú chó lông xù từ tép bưởi

Chú chó bưởi lông xù - điểm nhấn nghệ thuật đáng yêu, không thể thiếu trên mâm ngũ quả Trung thu. Với bộ lông xù tơi tả, đôi mắt tròn xoe bằng nhãn và chiếc mũi nho nhỏ bằng ớt, chú chó sẽ khiến các bé thích mê. Để tạo nên tác phẩm nghệ thuật này, bạn cần chuẩn bị: quả đu đủ/dưa hấu (thân), cam/táo (đầu), bưởi tép dài, khô (lông), ớt, nhãn và tăm

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Tạo hình chú chó bằng việc cắt vát một bên quả đu đủ sao cho có thể đứng vững làm thân. Tiếp đó, dùng xiên qua nối quả cam làm đầu và thân nối lại với nhau

  • Bước 2: Cắt bằng phần đáy của quả dưa để chú chó được cố định về giữ thăng bằng. 

  • Bước 3: Gọt bưởi và tách xòe từng múi bưởi sao cho múi vẫn còn dính trên vỏ. Dùng tăm gẩy tép bưởi xòe ra và dùng tăm ghim múi bưởi đã được tách xòe phủ lên toàn bộ thân của chú chó.

  • Bước 4: Để tạo hình nốt các bộ phận của chú chó như: tai, mắt, chân, lưỡi bạn làm như sau: tai dùng cùi bưởi, chú chó dùng 2 hạt nhãn, bóc trần 4 múi bưởi để làm chân chó, dùng giấy màu đỏ cắt làm lưỡi chú chó.

Tạo hình chú chó bưởi xinh xắn tạo điểm nhấn cho mâm cỗ Trung thu
Tạo hình chú chó bưởi xinh xắn tạo điểm nhấn cho mâm cỗ Trung thu

Chú cá dễ thương bằng quả thanh long

Tạo hình chú dễ bằng quả thanh long dễ thương sẽ là một món quà cho các bé trong dịp Tết Trung thu. Các bạn nhỏ đặc biệt rất thích các hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu. Để tạo nên chú cá thanh long ngộ nghĩnh, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: Bưởi, thanh long, nho, nhãn.

  • Bước 1: Tạo nên chiếc vây cá đầy màu sắc: Dùng dao sắc khéo léo tỉa vỏ bưởi thành 3 chiếc vây cá sinh động. Bạn có thể sáng tạo thêm các đường vân trên vây để chú cá thêm phần độc đáo.

  • Bước 2: Tạo hình thân cá: Khéo léo khía nhẹ quả thanh long để tạo thành các đường vân mô phỏng vảy cá. Nhớ khía vừa đủ để đặt các chiếc vây vào nhé!

  • Bước 3: Hoàn thiện chú cá: Dùng hạt nhãn hoặc nho đen làm mắt cho chú cá. Cắt một miếng thanh long nhỏ hình múi cau để tạo nên chiếc miệng tươi tắn. Vậy là bạn đã hoàn thành xong chú cá thanh long đáng yêu rồi đấy!

Tạo hình chú cá dễ thương bằng quả thanh long rất dễ thương
Tạo hình chú cá dễ thương bằng quả thanh long rất dễ thương

Thuyền hoa quả

Trang trí Trung thu bằng hình ảnh con thuyền hoa quả là một cách đơn giản nhưng vô  ấn tượng. Hãy thử thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Cắt quả dưa hấu dọc thành 2 phần không đồng đều, sau đó dùng muỗng để lấy phần vỏ tròn không có thịt.

  • Bước 2: Khoét một hình chữ nhật trên phần vỏ để tạo hình thuyền.

  • Bước 3: Tạo hình buồm bằng cách cắt vỏ dưa hấu còn lại thành các hình chữ nhật nhỏ và xiên chúng lại với nhau bằng que tre.

  • Bước 4: Đặt phần thịt dưa hấu, mâm xôi, sim hoặc các loại hoa quả khác vào trong thân thuyền. Sau đó, cắm buồm vào và gắn một que tre vào mũi thuyền. Sử dụng dây để nối ngọn cột buồm đầu tiên với mũi thuyền để hoàn thiện sản phẩm.

Tạo hình thuyền hoa quả cho mâm cỗ trung thu vừa đẹp vừa dễ thực hiện
Tạo hình thuyền hoa quả cho mâm cỗ trung thu vừa đẹp vừa dễ thực hiện

Danang Events - đơn vị tổ chức trung thu trọn gói

Tết Trung thu đã trở thành một hoạt động thường niên không thể thiếu với hầu hết các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, trường học, cụm dân cư,... với nhiều hoạt động thú vị. Nhằm mang tới những chương trình Trung thu vui và bổ ích cho các em nhỏ, Danang Events mang đến dịch vụ tổ chức Trung thu trọn gói với các hạng mục như:

  • Lên ý tưởng, xây dựng kịch bản chương trình. 

  • Cung cấp trang thiết bị sân khấu, âm thanh, ánh sáng, bàn ghế,...

  • Trang trí: backdrop, standee, bóng bay, mâm ngũ quả, quà tặng cho các bé,...

  • Cung cấp nhân sự: MC chị Hằng, chú Cuội, nhóm múa, nhóm nhảy, xiếc, ảo thuật, chú hề vặn bóng, mascot,...

Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, Danang Events cam kết mang đến cho Quý khách hàng những chương trình Trung thu đầy ấn tượng với:

  • Kịch bản hấp dẫn.

  • Thiết bị hiện đại.

  • Nhân sự chuyên nghiệp.

  • Dịch vụ chu đáo.

  • Chi phí cạnh tranh.

Danang Events cung cấp dịch vụ tổ chức Trung thu trọn gói
Danang Events cung cấp dịch vụ tổ chức Trung thu trọn gói

Tổng kết

Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Trung thu và biết cách chuẩn bị mâm quả Trung thu đầy đủ nhất. Nếu bạn có nhu cầu tổ chức sự kiện Trung thu, đừng quên liên hệ với Danang Events để được hỗ trợ tất tần tật từ khâu lên ý tưởng, chuẩn bị đến thực thi. Sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện của Danang Events, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và giá cả. Hãy sẵn sàng trải nghiệm Trung thu 2024 ấn tượng nhất cùng Danang Events nhé!

DANANG EVENTS - ĐỐI TÁC ĐỊA PHƯƠNG - CHUYÊN GIA TOÀN CẦU

Hotline: 0913.186.829 - 0903.277.326

Địa chỉ: Số 217 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Email: info@danangevent.com

120 lượt xem


Hotline
Báo giá nhanh Tư vấn nhanh
Hotline
Messenger Zalo Zalo
Go top
Đang xử lý...
0913.186.829